Lựa chọn giải pháp quản lý doanh nghiệp
Các giải pháp quản trị doanh nghiệp áp dụng công nghệ đang được những giám đốc trẻ, CEO nhạy bén kịp thời triển khai cho công ty mình trong nền kinh tế đang thay đổi chóng mặt từng phút, từng giây.
Mỗi tháng ở Việt Nam có hàng trăm, hàng nghìn công ty lớn nhỏ được thành lập, ra đời và lao vào cuộc chiến giành giật khách hàng, mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu bản thân các doanh nghiệp không thay đổi phương pháp quản lý thông minh, phù hợp, gạt bỏ lối suy nghĩ "truyền thống" thì chưa nói đến phát triển, chỉ cần "sống được" là cả một bài toán khó khăn của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân.
Tư duy quản lý theo "kinh nghiệm" liệu có tồn tại được?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi giám đốc các doanh nghiệp không chỉ có trình độ chuyên môn, có khả năng quản trị doanh nghiệp tốt, mà đòi hỏi họ phải có khả năng nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh. Quá trình quản lý doanh nghiệp hiện nay không chỉ cần đến “kinh nghiệm”, “sống lâu lên lão làng” như trước kia mà nó đòi hỏi giám đốc doanh nghiệp phải có năng lực thật, trình độ thật, luôn sẵn sàng "hội nhập" kiến thức, giải pháp tiên tiến mà các nước trên thế giới đã triển khai thành công khi họ đi trước chúng ta hàng thập kỷ.
Không thể phủ nhận, ở Việt Nam các doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn đi lên từ các mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội làm ăn thì thành lập doanh nghiệp và họ trở thành giám đốc; một bộ phận khác làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân theo con đường “cha truyền con nối” bố mẹ gây dựng cơ đồ và con cái sẽ trở thành giám đốc doanh nghiệp mà không phải trải qua một trường lớp đào tạo nào…
Không đổi mới tư duy chắc chắn bạn sẽ thất bại |
Càng hội nhập sâu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng bộc lộ ra những hạn chế cần khắc phục. Đó là tình trạng thiếu vốn; trình độ khoa học - kỹ thuật lạc hậu, khả năng quản trị kinh doanh kém, khả năng liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường hạn chế, khả năng ứng biến với những khó khăn khủng hoảng không linh hoạt và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực thấp.
Thực tế đã chứng minh, có những doanh nghiệp điểm xuất phát thấp nhưng nhờ người quản lý có năng lực, trình độ, biết nắm bắt thời cơ đã “chèo lái con thuyền” doanh nghiệp vượt qua những thách thức, khó khăn để đạt được thành công; nhưng cũng có những doanh nghiệp có điểm xuất phát khá tốt với nguồn tài chính dồi dào, thị trường ổn định, song quản lý doanh nghiệp có năng lực yếu kém, trình độ hạn chế, tư duy cũ kỹ, lạc hậu, hành động theo cảm tính, không chịu áp dụng các giải pháp quản lý tiên tiến cho doanh nghiệp mình nên đã làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản như một điều tất yếu.
Vậy các giám đốc doanh nghiệp phải thay đổi phương thức quản lý thế nào?
Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp cần áp dụng dần dần các phương pháp quản trị khoa học vào hoạt động của mình. Doanh nghiệp nên quản lý theo sự hợp lý, hiệu quả bằng cách áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý của khoa học quản trị sao cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể, có những chính sách, quy định, mô tả công việc, quy trình kiểm soát… Tất cả nhằm tạo nên sự thống nhất, chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, hợp lý hóa và hiệu quả cao trong các hoạt động.
Quan trọng nhất vẫn là tư duy của người quản lý, họ chịu thay đổi, dám dấn thân và chấp nhận "cải tổ", đó mới là điều cốt yếu. Tư duy muốn hiện thực hóa thì phải thông qua các công cụ, giải pháp quản lý hiệu quả. Đó chính là các hệ thống quản lý doanh nghiệp bằng công nghệ, phần mềm quản trị đang là nhu cầu tất yếu nếu các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.
Có cần thiết phải đầu tư một hệ thống ERP
Phần mềm ERP bao gồm tất cả các phần mềm quản lý bán hàng, quản trị nhân sự, phần mềm kế toán... tích hợp chung trong một hệ thống. Để triển khai một phần mềm ERP chắc chắn doanh nghiệp phải bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí vài tỷ đồng. Như vậy liệu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có "chịu" được không? Tại Việt Nam, khi phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, vừa và nhỏ, vốn có hạn, vì thế mà khi nhắc đến ERP, các giám đốc đều lắc đầu ngao ngán mặc dù họ biết rằng giá trị nó mang lại cho doanh nghiệp là cực kì to lớn. Nhưng khi nghĩ đến chi phí quá khủng, rồi quy trình triển khai phức tạp, nhiều giai đoạn, họ đều gạt nó ra khỏi suy nghĩ khi muốn tìm một công cụ quản trị doanh nghiệp hiệu quả. ERP chỉ thích hợp với các tập đoàn lớn, các công ty có tiềm lực mạnh mẽ, sẵn sàng chi hàng triệu đô cho một giải pháp quản trị doanh nghiệp tiên tiến.
Phần mềm Quản lý bán hàng - Giải pháp phù hợp cho cửa hàng, nhà hàng
Phần mềm quản lý bán hàng có thể là công cụ phù hợp, hiệu quả nhất cho các cửa hàng, shop, nhà hàng hiện nay. Công việc bán hàng là hoạt động chủ lực mà các công ty quan tâm, do đó, việc một doanh nghiệp quy mô có từ một người đến vài nhân viên kinh doanh, thì triển khai phần mềm quản lý bán hàng thực sự là giải pháp tiết kiệm mà hiệu quả. Các nhân viên sẽ có một "trợ thủ" giúp quản lý khách hàng, đơn hàng, hàng hóa của mình tốt nhất. Người quản lý sẽ vừa nắm được hoạt động của cửa hàng, đồng thời luôn theo dõi được tồn kho hàng hóa, công nợ, chi phí hoạt động, doanh thu như thế nào.
Thành công dễ hơn với phần mềm quản lý bán hàng |
Phần mềm Kế toán - Giải pháp quản lý doanh nghiệp thương mại
Phần mềm kế toán có thể là công cụ phù hợp, hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp thương mại có nhân viên kế toán. Công việc kế toán là hoạt động chủ lực bên cạnh hoạt động bán hàng trong các công ty thương mại, do đó, việc một doanh nghiệp quy mô có từ vài người đến vài chục nhân viên, thì triển khai phần mềm quản lý kế toán thực sự là giải pháp tối ưu. Kế toán viên sẽ có một "trợ thủ" giúp lập chứng từ, định khoản, kết sổ, báo cáo nhanh nhất. Người quản lý sẽ vừa nắm được hoạt động của công ty, đồng thời luôn theo dõi được báo cáo tài chính, tồn kho hàng hóa, công nợ, chi phí hoạt động, doanh thu, lãi lỗ như thế nào. Tuy nhiên, yêu cầu tối thiểu phải có kiến thức căn bản về nghiệp vụ kế toán.
Phần mềm Quản lý sản xuất - Giải pháp quản lý doanh nghiệp sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất là sự mở rộng của phần mềm kế toán trên các chức năng quản trị kế hoạch, sản xuất, chất lượng. Đây là giải pháp phù hợp cho các công ty sản xuất có nhu cầu quản lý định mức nguyên vật liệu, kế hoạch và tiến độ sản xuất, báo cáo sản lượng theo lệnh sản xuất (đơn hàng), chấm công sản phẩm, tính giá thành, đồng thời thống kê sản phẩm lỗi, nguyên nhân để có cách phòng ngừa khuyết tật trong quá trình sản xuất. Với mô hình hàng trăm đến hàng hàng người thì phần mềm quản lý sản xuất vừa đáp ứng đầy đủ tính năng, vừa phù hợp với khả năng tài chính và đặc biệt là có thể chỉnh sửa theo đặc thù sản xuất của doanh nghiệp.
Lời kết:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là lực lượng chủ yếu của nền kinh tế chúng ta hiện nay, chính vì thế, để tồn tại, cạnh tranh được và phát triển được thì luôn đòi hỏi người quản lý phải có giải pháp quản trị doanh nghiệp đổi mới, thức thời, bắt kịp xu hướng trên thế giới, đồng thời tiết kiệm chi phí nhất, đó mới là giải quyết vấn đề thực sự hiệu quả.