6. Quản lý tồn kho, pha chế
Hướng dẫn quy trình nhập - xuất kho, pha chế, tổ chức lưu trữ chứng từ và phương pháp kiểm đếm phục vụ cho việc kiểm kê hàng tồn theo định kỳ. Cảnh báo hàng tồn kho an toàn.
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT TỒN KHO
Bước 1: Bắt đầu
- Tổ chức một cách hệ thống quy trình nhập – xuất kho, lưu trữ chứng từ, dán nhãn mác (barcode), quy định ĐVT và quy cách đóng thùng sao cho việc bốc dở, kiểm đếm dễ dàng và kiểm soát được.
Bước 2: Tồn kho đầu kỳ
- Kiểm đếm thực tế tồn kho định kỳ theo tháng/quý và đối chiếu sổ sách kế toán.
- Kịp thời xử lý, điều chỉnh số liệu trùng khớp tồn kho đầu kỳ.
Bước 3: Nhập kho
- Các nghiệp vụ nhập kho gồm: Mua hàng, nhập thành phẩm pha chế, hàng bán trả lại, cân đối kho.
- Phiếu pha chế vừa xuất kho nguyên vật liệu vừa nhập kho thành phẩm
- Xem báo cáo quản lý hàng nhập
Bước 4: Xuất kho
- Các nghiệp vụ xuất kho gồm: Bán hàng, xuất NVL pha chế, hàng mua trả lại, cân đối kho.
- Xem báo cáo quản lý xuất kho. Khi bán hàng mặc định tạo luôn phiếu xuất kho.
Bước 5: Quản lý tồn kho
- Theo dõi số lượng hàng tồn kho trên sổ sách và kiểm tra thực tế. Truy xuất thẻ kho từng hàng hóa khi cần đối chiếu.
- Cảnh báo các mặt hàng cần tồn kho an toàn để đặt hàng.
Bước 6: Kết chuyển tồn kho sang tháng mới
- Kiểm tra sổ sách, kiểm kê hàng hóa thực tồn vào cuối tháng.
- Kết chuyển số dư cuối tháng sang đầu kỳ tháng mới.
Bước 7: Kết thúc
- Lưu trữ chứng từ phiếu nhập, phiếu xuất, báo cáo tồn kho.
- Cảnh báo tồn kho an toàn.
Quy trình nghiệp vụ chỉ giúp thực hiện công việc khoa học và hiệu quả trên cơ sở đúc kết thực tiễn. Người sử dụng cần nắm rõ yêu cầu công việc, phương pháp triển khai và kết quả thực hiện dựa trên các hướng dẫn trong quy trình này. Lưu ý tránh máy móc, rập khuôn. Hiệu quả cuối cùng là thước đo cho công việc này.